
Mặc dù CRF250L không phải là một chiếc xe hoàn toàn off-road, nhưng nó mang đến sự linh hoạt phù hợp với tên gọi Dualsport (xe cào cào đa dụng). Xe này có khả năng di chuyển tốt trong thành phố và cả khi đi phượt hoặc off-road.

Thông số kỹ thuật Honda CRF250L:
- Động cơ 4 thì, làm mát bằng gió.
- Dung tích xy-lanh: 249cc.
- Bore & Stroke: 76.8 x 53.8mm.
- Hệ thống đánh lửa: ECU.
- Hệ thống khởi động: Đề, có đạp.
- Hộp số: 6 số côn tay.
- Công suất: 24.4 mã lực tại tua máy 8.500 vòng/phút.
- Mô men xoắn cực đại: 22.6 Nm tại tua máy 6.750 vòng/phút.
- Chiều dài cơ sở: 145cm.
- Chiều cao yên: 87.5cm.
- Khoảng sáng gầm: 24.5cm.
- Trọng lượng khô: 145kg.
- Dung tích bình xăng: 7.6 lít.
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Phun xăng điện tử (Fi).
- Mức tiêu thụ nhiên liệu (đường hỗn hợp): 2.1L/100km.
Lắp ráp và xuất xứ
Honda CRF250L được lắp ráp và sản xuất tại Thái Lan, và hiện tại là mẫu xe nhập khẩu chính ngạch, nhưng số lượng xe có sẵn khá khan hiếm. Điều gì làm cho CRF250L trở nên khan hiếm như vậy? Giá xe CRF250L không quá cao, khoảng 5200 USD tại thị trường Thái Lan và một số quốc gia khác. Đây là mức giá cạnh tranh so với các đối thủ cào cào khác trong cùng phân khúc như Kawasaki KLX250, với giá khoảng 5300 USD.
Khi xe Honda CRF250L nhập khẩu vào Việt Nam, các chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu góp phần làm tăng giá xe so với giá niêm yết tại Thái Lan và một số quốc gia khác. Do đó, giá xe CRF250L tại Việt Nam thường cao hơn so với mức giá cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cụ thể, giá xe CRF250L được các đại lý rao từ 200 triệu đồng trở lên, mà còn không có xe để bán. Khan hiếm nguồn cung đẩy giá xe cũ lên cao gần bằng giá xe mới. Trong khi đó, mẫu KLX250 chỉ loanh quanh ở khoảng 160 triệu đồng xe mới.
Tuy nhiên, mặc dù giá cao hơn một chút, Honda CRF250L vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều người yêu xe địa hình tại Việt Nam. Điều này bởi vì xe được đánh giá cao về khả năng vận hành đa dạng, tính năng an toàn và độ bền.

Khung sườn
CRF250L có khung sườn đôi lộ rõ ở hai bên, thiết kế giống kiểu xe chuyên nghiệp, chỉ khác duy nhất là khung sườn xe chuyên nghiệp thì bằng nhôm, còn trên mẫu CRF250L thì bằng… thép. Khung sườn bằng thép cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trọng lượng xe khá nặng
CRF250L với chiều cao yên 875mm, được thiết kế cho người lái thoải mái nhất với chiều cao từ 1m75 trở lên, để có thể chống chân dễ dàng và điều khiển xe qua được hầu hết các tình huống khó. Tuy vậy, từ 1m65 trở lên thì bạn cũng đã có thể chạy được rồi, nhưng chỉ giới hạn ở những địa hình dễ thôi.

Động cơ 249cc
Động cơ 249cc của CRF250L được trang bị công nghệ phun xăng điện tử (Fi), giúp tăng hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu. Công suất 24.4 mã lực và mô-men xoắn cực đại 22.6 Nm cùng hộp số 6 số côn tay cho phép xe vận hành linh hoạt trên đa dạng các loại địa hình.
Phải nói CRF250L có khả năng vận hành onroad khá tốt, một phần là do cục máy 250cc được… bê nguyên xi từ mẫu xe đua CB300R.

Hệ thống phanh
Ngoài ra, CRF250L còn được trang bị hệ thống phanh đĩa trước và sau, giúp tăng cường khả năng phanh an toàn. Hệ thống phanh ABS (Chống bó cứng phanh) chỉ được tích hợp trên phiên bản CRF250L Rally, trên mẫu CRF250L thì không được trang bị tính năng này.

Đánh giá khả năng vận hành CRF250L
- Offroad: Thiết kế như một chiếc cào cào full-size, dưới con mắt đa số mọi người thì con CRF250L có vẻ hầm hố và sinh ra để “bay nhảy” như mấy con cào cào thường thấy trong tivi. Thực tế thì mẫu Honda CRF250L được thiết kế là xe dualsport, tỷ trọng onroad/offroad vẫn ở mức 40/60, chứ không hoàn toàn thiết kế để chui lùm chui bụi, bay cao bay xa. Bạn vẫn có khả năng lôi kéo CRF250L vào mấy cung như Tam Bố, nhưng nài phải to, khỏe và cực kỳ giỏi mới gánh nổi con cào cào ~150kg nặng nề này.
- Dualsport riding: Lợi thế sân nhà, gần như không có gì để chê. CRF250L có dàn phuộc khá ổn khi đi onroad, hơi chậm với nặng nề khi đi offroad. Với mục đích đi nhựa và đất hỗn hợp, thì 250cc là… vừa đủ chứ không cao. Khả năng bị Exciter với Winner gõ đầu cao khi bào nhựa, mà vô đường offroad thì chưa chắc đã hơn được mấy con CRF150L.
Chưa kể, chạy đồi cát là một game mới nổi gần đây của anh em ADV, và ngoài cái khoản nhẹ (không nhẹ hơn bao nhiêu) thì CRF250L hơi đuối khi so về lực máy khi chạy cát. - Phượt và camping: Trào lưu dùng xe cào cào đi phượt hoặc đi solo camping cũng mới nổi gần đây. Tuy nhiên CRF250L không quá phù hợp cho mục đích này. Yên mỏng và ngắn, chở 2 đi đường dài rất mỏi và đau đít, khả năng tải đồ yếu, gần như không có chỗ ràng đồ. Tất nhiên bạn có thể độ thêm thùng và baga, nhưng cũng tốn thêm mớ tiền, đẩy tổng chi phí lên bằng 2 con xe khác.
- Sử dụng hàng ngày: Yên quá cao, chỉ dành cho anh em 1m75 trở lên. Vợ và bạn gái không thích. Vào bãi gửi xe phải tự dắt. Xe quá to so với phần đông xe trên đường, khó lách. Mang tiếng 250cc nhưng máy quá hiền, bị Winner, Exciter và Raider gõ đầu.
Với những tính năng trên, Honda CRF250L trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những người đam mê đi phượt và địa hình. Dù giá xe có cao hơn so với một số đối thủ cạnh tranh, nhưng CRF250L được đánh giá cao về chất lượng, độ tin cậy và khả năng vận hành trong môi trường khắc nghiệt.
Tóm lại, Honda CRF250L là một chiếc xe địa hình đáng xem xét cho những người yêu thích sự phiêu lưu và khám phá. Dù giá cao hơn so với một số đối thủ, nhưng xe mang lại những trải nghiệm vượt trội và tin cậy trên mọi nẻo đường.